CCNA - viết tắt của Cisco Certified Network Associate - Chứng chỉ CCNA xác thực khả năng: Cài Đặt, Vận Hành, Bảo Trì Cơ Sở Hạ Tầng Mạng ở qui mô vừa và nhỏ trên thiết bị của Cisco.

CCNP - viết tắt của Cisco Certified Network Professional - Chứng chỉ CCNP xác thực khả năng: Cài Đặt, Vận Hành, Bảo Trì Cơ Sở Hạ Tầng Mạng ở qui mô lớn trên thiết bị của Cisco.

Ngoài ra còn có CCIE viết tắt của Cisco Certified Internetwork Expert.
Để có chứng chỉ CCNA, thí sinh cần vượt qua kỳ thi có mã số 640-801 do Cisco tổ chức.
Để có chứng chỉ CCNP, thí sinh cần phải có chứng chỉ CCNA và thi thêm 4 modules chuyên đề: BSCI (về định tuyến), BCMSN (chuyên về switch lớp 2), BCRAN (cũ) chuyên về remote access bây giờ Cisco đôi tên là ONT và cuối cùng là CIT (cũ) chuyên về Troubleshooting hệ thống mạng bây giơ Cisco đổi tên thành ISCW.
Các chứng chỉ CCNA, CCNP do Cisco cấp có giá trị Toàn Cầu. Hồ sơ học tập của Thí sinh được lưu trữ tại Web site của Cisco, có thể truy cập trực tuyến.

VỀ CHỨNG CHỈ CCNA:

CCNA là một trong số 3 chứng chỉ quan trọng của một nhà quản trị hệt thống mạng do hãng Cisco System - một nhà cung cấp các giải pháp và thiết bị mạng lớn nhất thế giới cấp.
3 chứng chỉ quan trọng là CCNA, CCNP, CCIE. Ngoài ra còn một số chứng chỉ chuyên đề khác nữa như CCDA, CCDP ( chuyền về thiết kế hệ thống cơ sở hạ tầng), CCIE-SP ( chuyên về hệ thống mạng của các ISP ), CCSP (chuyên về bảo mật), CWNA (chuyền về mạng không dây Wireless) và một vài chứng chỉ khác nữa "nhiều quá he :D"
CCNA là cấp độ đầu tiên và cũng là cấp độ quan trọng nhất. nó là nền tảng cơ bản để học tiếp lên các chứng chỉ cao hơn.

1. Về kiến thức thì CCNA cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về mạng LAN, MAN, GAN, WAN.
giúp bạn có những hiểu biết căn bản về cách thức để một mạng máy tính có thể hoạt động được .Bạn sẽ có kiến thức về những giao thức truyền thông trên mạng như OSPF, BGP, RIP, IGRP, EIGRP, IS-IS..., về các mô hình như OSI, TCP//IP…cách cấu hình những thiết bị mạng của Cisco như Swiches, router. Các thiết kế một hệ thống mạng cho một cơ quan một xí nghiệp, trường học, bệnh viện… quy mô vừa và lớn.khi học bạn sẽ được tiếp xúc và cấu hình trực tiếp trên các thiết bị thật của cisco. Nói chung là sau khi học xong CCNA thì bạn có khả năng quản lý một hệ thống mạng của một doanh nghiệp. tất nhiên điều này còn phụ thuộc rất nhiếu vào khả năng của bạn nữa.

2. CCNA là một cấp độ đầu tiên sau đó là CCNP
ở cấp độ này thì bạn sẽ tập chung đi sâu vào từng vấn đề của lĩnh vực mạng.ko chung chung như CCNA.
ở cấp độ này thì phần lớn là những người sau khi đi làm rồi thì mới học tiếp lên.ở VN thì số lượng CCNP cũng không nhiều lắm vì học CCNP vừa tốn tiền vừa không phải là dễ dàng, có thể nói là một quá trình học rất khắc nghiệt.
Tiếp theo là CCIE. Đây là chứng chỉ cao cấp nhất của Cisco,để đạt được chứng chỉ này thì quả thật ko phải là điều dễ dàng, nó không chỉ đòi hỏi một trình độ uyên bác, một kiến thức chuyen sâu về mạng mà còn đòi hỏi một sự đầu tư rất lớn về thời gian và tiền bạc.Với lại thi chứng chỉ CCIE thì bạn phải ra nước ngoài mới thi được. Hiện nay ở VN chưa có nơi nào đủ khả năng để tổ chức kỳ thi này.có thể nói số lượng CCIE hiện nay ờ VN rất ít có lẽ không đến 100 người.

3. Về vấn đề học tập thì các trung tâm đào tạo quản trị mạng chủ yếu tập chung ở HN và TPHCM. học phí cho chứng chỉ này khá cao nhất là những chương trình đào tạo quốc tế.một khóa học kéo dài khoảng 3-4 tháng tùy trung tâm thì học phí+ lệ phí thi QT ~ học phí 4 năm đại học
hiện nay ở TP HCM có khá nhiều trung tâm đào tạo quản trị hệ thống mạng về cisco như : trung tâm tin học DHKHTN, saigon CTT, VNpro, nhất nghệ,athena…với mức học phí khác nhau và tất nhiên chất lượng cũng…ko giống nhau. Very Happy Tiền nào của ấy Very Happy . Và lệ phí thi lấy chứng chỉ quốc tế chung là 150$ / một module. Còn đối với cấp độ CCIE thì lệ phí thi cho CCIE written là khoảng 3tr VND và CCIE lab phải sang nước ngoài thi, nên sẽ rất mắc.

Bài viết này chỉ là những hiểu sơ đẳng của mình. bạn nào biết thêm nhiều thì vào đây đóng góp. bạn nào chưa rõ chỗ nào hay cần giải thích gì thì có thể đặt câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp, mình sẽ cố gắng trả lời.