Monday, October 22, 2012

Flash trong máy ảnh

Đèn tốc độ - Speedlight (Speedlite) là đèn chớp đồng bộ điện tử dùng cho các loại máy ảnh điện tử có khả năng lấy nét tự động. Ngoài các chức năng chung của đèn flash, đèn tốc độ còn có thêm bộ vi xử lý nhỏ (microcomputer) để tạo thêm nhiều chức năng khác có thể dùng chung với các ảnh DSLR hiện đại.


GN – Guide Number - Chỉ số công suất
Năng lực của đèn được đánh giá qua chỉ số hướng dẫn GN, cho biết cự ly ăn đèn ứng với giá trị khẩu độ và ISO cho trước.
Chỉ số GN cơ sở được ghi trên catalogue của đèn cho biết cụ ly phủ sáng (flash range) xa nhất của flash là bao nhiêu mét (hoặc feet) ứng với độ nhạy sáng ISO tối ưu (thường là ISO=100), với góc mở tiêu cự 35mm trên máy film (hoặc máy ảnh FX), trong môi trường truyền dẫn ánh sáng tốt nhất (trên catalogue của flash sẽ ghi cụ thể các thông số) . Với GN cơ sở ghi trên catalogue, nếu D là cự ly phủ sáng ta có:

D = GN/F-Number


Nếu nhìn công thức trên ta sẽ thấy nếu khẩu độ càng mở thì đoạn đi của flash tương ứng GN càng dài.
Lưu ý: Mỗi một lần tăng F-Stop hoặc ISO lên 1 nấc thì GN sẽ tăng lên 1.41 lần. Ví dụ đèn Canon Flash 550EX có GN = 55, nếu tăng từ ISO=100 lên ISO=200, ta sẽ có GN= 55 x 1.41 = 78. Cự ly phủ sáng là chiều dài của đường đi tia sáng flash không phải là khoảng cách từ máy đến chủ thể. Nếu đánh đèn phản xạ trần, đường đi của tia sáng phải tính là đoạn đường từ flash đến trần và từ trần đến chủ thể (phải trừ hao thêm khả năng phản sáng của trần nữa).

E-TTL (I –TTL) hay là Pre-flash của sony - Cân bằng phủ sáng tự động

E-TTL - Evaluative Through The lens (hay I-TTL - Intelligent Through The Lens): ước lượng ánh sáng đèn qua ống kính. Hệ thống này không dùng bộ phận cảm biến flash sensor trên đèn để đo sáng mà nó dùng một nguồn sáng thứ cấp có công suất thấp và xung ngắn gọi là Pre-flash phát ra trước nguồn sáng chính, quang kế trên máy ảnh sẽ phân tích và tổng hợp giữa ánh sáng môi trường và ánh sáng do nguồn sáng thứ cấp này phát ra để quyết định công suất cho đèn. Nói đơn giản hơn, đèn sẽ phát ra nguồn sáng “nháp” và máy ảnh dùng nguồn sáng này làm cơ sở quyết định công suất cho nguồn sáng chính. Quá trình đo sáng trong chế độ này tương tự chế độ đo sáng ma trận trên máy ảnh, nguồn sáng Pre-flash sẽ đánh sáng mọi vật thể trong khung ảnh, máy ghi nhận, phân tích và đưa ra kết quả về công suất để cân bằng phủ sáng cho đèn

[IMG]
Với E-TTL (I-TTL), flash phát sáng "nháp" trước để ước lượng công suất, sau đó đèn chính thức "nổ" để cung cấp nguồn sáng chính xác.

Synchronized Flash Speed - Tốc độ ăn đèn
Tốc độ ăn đèn là thời gian khi chủ thể nhận được ánh sáng từ đèn, khi film (hoặc cảm biến) đã lộ sáng hoàn toàn cho đến lúc đèn ngừng phát sáng. Khi thiết kế đèn flash, các kỹ sư đã tính toán “thời điểm” đèn phát sáng tương thích với “thời điểm” màn trập đóng mở.

Maximun Flash Sync Shutter Speed
Tốc độ đóng màn trập tối đa đồng bộ với flash là tốc màn trập ở mức tốc độ cao nhất có thể để đồng bộ hoá với flash. Đối với các DSLR hiện đại thường là 1/180s hoặc 1/250s.

Normal Sync – Đồng bộ đèn bình thường.
Normal Sync là tốc độ ăn đèn bình thường, nó bao gồm từ tốc độ ăn đèn tối đa về tới tốc độ chậm nhất của máy ảnh, và B (là rất nhiều tốc độ).
Trong các D-SLR luôn tồn tại 2 màn trập đóng và mở với thời gian chính xác. Khi nhấn nút chụp, màn trập thứ nhất sẽ mở để lộ cảm biến (hoặc phim) và sau đó màn trập thứ hai sẽ đóng lại kết thúc quá trình phơi sáng. Khoảng giữa thời gian "đóng và mở" gọi là thời gian phơi sáng có thể kéo dài tới 30s (có thể lâu hơn) hoặc nhanh tới 1/8000s hoặc 1/10.000s tuỳ theo DSLR. Có tên gọi khác cho màn trập thứ nhất và thứ hai (first curtain/second curtain) là màn trập trước và màn trập sau (front/rear curtain)
Khi đang ở chế độ Normal Sync. Với tốc độ chụp chuẩn, "màn trập thứ nhất mở, đèn flash nháy, màn trập đóng lại". Khi vượt quá tốc độ ăn đèn tối đa, màn trập thứ nhất chưa mở ra toàn phần, thì màn trập thứ hai đã bắt đầu di chuyển, và khi màn trập thứ nhất vừa đến điểm cuối, thì flash nháy để ghi nhận nguồn sáng và màn trập thứ hai đóng lại, tạo thành “một khe lộ sáng” khoảng phơi sáng ở giữa hai màn trập. Đèn flash phát sáng trong quá trình đóng màn trập nhanh này không đủ thời gian để phơi sáng toàn bộ khung ảnh mà chỉ kịp đủ để rọi sáng một phần khung ảnh.

[IMG]
Tốc độ màn trập đóng nhanh, flash nháy nhanh khi hai màn trập đang di chuyển, flash không đủ thời gian rọi sáng toàn bộ khung ảnh

[IMG]
Tốc độ ăn đèn tối đa của máy này là 1/180s, khi vượt lên đến 1/200s,
thì bắt đầu hơi bị tối một chút bên góc phải khung hình, và hiện tượng bị che sẽ càng nhiều hơn, khi tốc độ càng tăng cao hơn.
Ảnh minh hoạ: neilvn

Auto FP High-Speed Sync - Đồng bộ đèn tốc độ cao tự động
Chế độ này cho phép tốc độ màn trập đóng nhanh hơn "Tốc độ đồng bộ đèn tối đa - Maximun Flash Sync Shutter Speed". Với chế độ Auto FP High-Speed Sync cho phép đèn đánh đồng bộ với máy ảnh lên đến 1/4000s phù hợp cho những cảnh chụp cần tốc độ màn trập đóng nhanh như chụp ảnh trong môi trường ánh sáng chói chang cần tăng tối đa tốc độ màn trập, hoặc như các cảnh chụp cần bắt đứng hình ảnh di chuyển. Trong chế độ Auto FP High-Speed Sync, đèn flash sẽ nháy liên tục trong quá trình phơi sáng với chu kỳ 50.000Hz, như vậy ảnh sẽ được flash rọi sáng toàn phần.

[IMG]
Trong chế độ Auto FP High-Speed Sync, đèn flash sẽ nháy liên tục

Lưu ý thêm: khi tốc độ ăn đèn càng cao thì hiệu suất GN càng giảm. Ví dụ đối với đèn Canon 380EX, ở tốc độ màn trập là 1/500s thì GN tương ứng là 10.8 nếu như ở tốc độ màn trập là 1/4000s thì GN tương ứng là 3.8

[IMG]


Slow Sync - Đồng bộ đèn tốc độ chậm.
Là việc đánh đèn trong lúc chụp với tốc độ chậm. Hiệu quả của ảnh nhận được sẽ là kết quả của chế độ hoà trộn giữa hiệu ứng tốc độ chậm để tăng sáng trong vùng tối và hiệu quả đánh flash làm rõ nét chủ thể trong vùng phủ sáng.

[IMG]
Nhấn nút chụp, flash đánh sáng làm rõ chủ đề đồng thời ảnh vùng background được ghi nhận
nhưng chưa đủ thời lượng phơi sáng nên vùng background thiếu sáng


[IMG]
Đèn tắt sáng nhưng sensor vẫn lộ sáng, tiếp tục ghi nhận ánh sáng ambient trong vùng background

Có 2 chế độ trong slow sync là flash nháy ngay khi màn trập vừa mới mở (Front- Curtain Sync) và chế độ nháy flash tíc tắc ngay khi sắp kết thúc quá trình phơi sáng (Rear-Curtain Sync). Mặc định, nếu không gán chế độ Rear-Curtain Sync, được hiểu là Front-Curtain Sync (một số DSLR không ghi chế độ Front-Curtain, không nên hiểu lầm là máy không có chế độ này). Với chế độ Front-Curtain Sync, khi chụp một chủ thể đang chuyển động, đèn flash sẽ đánh sáng buộc chủ thể phải “tạm”đứng im cho đến khi đèn flash kết thúc quá trình đánh sáng, và quá trình phơi sáng vẫn tiếp tục ghi nhận những chuyển động của chủ thể. Kết quả ta sẽ có chủ thể đứng yên và những vệt nhoè do chuyển động tiếp nối phía sau. Và ngược lại với Rear-Curtain Sync

[IMG]
Front-Curtain Sync, chủ thể đứng “tạm” đứng yên lúc bắt đầu lộ sáng (trái) và Rear-Curtain Sync, chủ thể đứng yên khi gần kết thúc lộ sáng (phải).

FV lock – Khoá thông số đèn
Cũng có tên gọi khác là FE Lock (Flash Exposure Lock). FV Lock (Flash Value lock) là chế độ khoá thông số đèn để bố cục lại ảnh mà không làm thay đổi các thông số trên đèn.

Flash Exposure Compensation (FEC) - Bù trừ sáng trên flash
Tăng giảm công suất trên đèn không làm thay đổi giá trị EV trên máy ảnh. FEC cho hiệu quả khác với hiệu quả bù trừ sáng trên máy là nó không thể làm thay đổi giá trị EV của background ngoài vùng phủ sáng được. Do đó rất hiệu quả nếu chỉ muốn thay đổi EV của chủ đề mà background vẫn giữ nguyên giá trị EV. Hai biến số liên quan đến giá trị EV của đèn là là cự ly phủ sáng (GN) và tốc độ ăn đèn (Sync Speed).

[IMG]
Thay đổi EV cho chủ thể, nhưng giá trị EV của background (ngoài vùng phủ sáng) vẫn giữ nguyên

Với việc thay đổi bù trừ sáng trên flash, ta có thể ứng dụng vào việc chụp bủa vây flash - Flash Exposure Bracketing (FEB) bằng cách gán cho máy ảnh chụp bủa vây liên tục với 3, 5 hoặc 9 tấm ảnh với các trị số phát sáng (FEC) khác nhau.

Repeating Flash –RPT: Chế độ chớp sáng đèn liên tục
Stroboscopic flash hay RPT - Repeating flash là hiệu ứng chớp một chuỗi đèn liên tục cách khoảng đều nhau trong một lần phơi sáng duy nhất.

[IMG]

Red-Eye Reduction – Giảm mắt đỏ
Đèn Speedlight sẽ chiếu liên tục một loạt ánh sáng trắng (tạch tạch_ – trước khi đèn nổ chính thức, nhằm xoá trắng và làm đồng tử của mắt người (hoặc thú vật) khép lại, giảm thiểu hiện tượng mắt đỏ.

Speedlight auto zoom capability – Góc chiếu sáng thay đổi tự động
Không nên hiểu nhầm “zoom capability” là cự ly phát sáng của đèn mà nên hiểu là góc chiếu sáng (angle of coverage) của đèn ứng với một tiêu cự nào đó (dù thực tế là khi thay đổi góc phát sáng, thì GN cũng thay đổi theo).

[IMG]
Góc chiếu sáng hẹp và góc chiếu sáng rộng

Những đèn chớp điện tử "cổ điển" dùng cho máy film 135 thường chỉ có một góc chiếu sáng, khoảng 60 độ chiều dọc và 45 độ chiều ngang, ứng với ống kính tiêu cự 35mm. Nếu ống kính có tiêu cự dài hơn như 50mm thì không có vấn đề gì, nhưng nếu sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn hơn như 24mm, 17mm..., thì vấn đề phát sinh là ảnh sẽ bị tối 4 góc do nằm ngoài vùng phủ sáng của đèn.
Các đèn Speedlight được cải tiến phù hợp với các DSLR có chức năng thay đổi góc chiếu sáng phù hợp với khá nhiều các tiêu cự của ống kính, kể cả fisheye. Nó có thể tự động điều chỉnh góc chiếu sáng của đèn phù hợp với tiêu cự hiện hành hoặc cũng có thể tuỳ biến để chọn góc phủ phù hợp với ý đồ sáng tác.
(sưu tầm)

admin

  • Administrator

  • Có mổi body sony toàn len for
Làm thành viên từ:
27/3/11
Số bài viết:
1,604
Đã được thích:
341
Điểm thành tích:
83
Nơi ở:
342 Huỳnh Tấn Phát
Năm 1985, Minolta cho ra đời cái máy ảnh Dinax 7000 (maxum 7000). Đây là chiếc máy Autofocus đầu tiên, mở màn cho một thời kỳ "chạy đua vũ trang" của các hãng máy mà kỹ thuật hàng đầu luôn luôn là Minolta, Canon và Nikon. Thập niên kế tiếp (từ 1991-2000) có nhiều phát minh trong nhiếp ãnh.
Trong những khám phá quan trọng thời kỳ này, có lẽ phát minh về flash có tốc độ ăn đèn cao HSS ( High Speed Synchronisation) là một trong những phát minh đóng vài trò hàng đầu.

Năm 1993 , Minolta tung ra thị trường chiếc máy ãnh Dynax 700 si và 1 flash 5400HS (HS : High Speed). Sử dụng với flash này, máy Dynax 700 si có khã năng chụp được tốc độ ăn đèn là . . . 1/8000 s!


[IMG]

Minolta Dynax 700si và flash 5400 HS



Phát minh ngoạn mục này gây chấn động giang hồ [IMG] . Kể từ nay các photographer không còn phải đau đầu khi chụp fill-in ngoài trời nữa . Vậy thì làm thế nào các kỹ sư của Minolta có khã năng đưa tốc độ ăn đèn của flash lên cao như vậy ?
Với kiểu màn chập cổ điển: ri đô (rideau) kéo theo chiều ngang , hoặc chiều thẵng đứng. Nếu chụp ãnh với flash. Ngay khi ta "bóp cò", ri đô sẽ mỡ ra đến lúc cực đại , rồi khép lại. Cùng lúc đó flash cũng sẽ phát sáng, càng lúc càng mạnh. Cường độ phát sáng của flash sẽ mạnh tối đa khi màn chập mỡ rộng nhất. Sau đó thì yếu dần và tắt hẵn. Nói thì lôi thôi, lâu lắc , nhưng thực tế diễn ra rất nhanh. [IMG] Nếu vẽ theo đồ thị thì sẽ có hình Parabole , mà đỉnh cao là lúc ri đô mở rộng nhất và cường độ của flash lên cao nhất .
Kiểu màn chập này chỉ đưa tốc độ ăn đèn lên cao nhất là 1/250 s . Hoặc trường hợp đặc biệt là máy Minolta Dynax 9 (dòng máy Pro) có khã năng đưa tốc độ lên 1/300s

[IMG]

Flash có khã năng chụp HSS khi phát động (départ) phãi đạt ngay cường độ mạnh nhất (đĩnh của đồ thị parabole). Sau đó phải kéo dài cho đến khi ri đô đóng hẵn lai
Màn chập của máy có 2 phần : M1 , M2 . Ngay khi khởi động, M1 bắt đầu cuốn lên , thì M2 cũng chạy theo , chỉ chừa một khoãng nhỏ cho ánh sáng vào phim. Do có cường độ sáng mạnh và kéo dài, flash sẽ soi sáng toàn phần của bãn phim, cho đến khi M1 và M2 cuốn hết lên phía trên .
Phương pháp độc đáo này có thể giúp cho tốc độ ăn đèn của flash vượt qua ngưỡng cữa của 1/300 s. Thậm chí có thể chụp được tốc độ ăn đèn đến 1/12.0000 s nếu xữ dung flash này với máy Minolta Dynax 9 ! Tuy nhiên, khi tốc độ ăn đèn càng lên cao thì cường độ ánh sáng của flash sẽ yếu đi (Guide Number giãm rất nhiều). Vì thế flash phãi thật mạnh, GN ít nhất từ 36 trỡ lên mới chụp tạm thoãi mái !
Thật ra quan niệm về flash HHS đã do Olympus nghĩ ra trước đó ít lâu với sự ra đời cái flash HSS F280 (xài cho OM-707, OM-4Ti và OM-3). Tuy nhiên , chỉ chụp được HSS bằng . . . manual !!! Chúng ta cũng biết khi tốc độ ăn đèn lên càng cao thì GN càng giãm. Như vậy khi đo sáng để chụp , ta phãi biết ở tốc độ đó, GN của flash sẽ tụt xuống còn bao nhiêu (?) để tính khoãng cách tiếp cận với chủ thể !!! Nếu chẵng may gặp thời tiết lừng khừng, ánh sáng thay đổi liên tục thì cứ . . . chỗng mông mà tính từ sáng đến tối chưa chắc đã chụp được tấm ãnh nào ! xem như cứ loay hoay theo kiểu : " Vân Tiên cõng mẹ chạy ra, đụng phãi cột nhà cõng mẹ chạy dzô" !!!
Khuyết điễm thứ 2 là GN của flash này quá yếu (khoãng 28). Thí dụ chụp với 1 máy OM đời củ (có tốc độ ăn đèn 1/60s). Nếu muốn chụp với tốc độ ăn đèn 1/500s thì GN sẽ tụt xuống còn khoãng . . . 10 !!!


[IMG]


Flash Olympus F280



Vì thế flash này trong thực tế gần như không thể xữ dụng được . Olympus đành từ bõ ý tưỡng chế tạo flash HSS. Và chính các kỹ sư của Minolta đã làm được điều "không tưỡng", thành công trong việc chế tạo một máy ãnh tối tân và một flash HSS hoàn toàn tự động (automatic). Trong năm đó , hai sãn phẫm này đã đạt được hầu hết những giãi thưỡng quan trọng nhất của TIPA,EISA, giãi ở Nhật, ở Hoa Kỳ. . . Sau đó đến lượt Metz và Sigma nối đuôi Minolta.
Đến năm 1995, Canon cho ra đới máy Canon EOS 50 và flash 380 EX Cũng đạt được tốc độ ăn đèn cao HSS. (automatic). Và serie flash EX ra đời thay thế cho loại EZ chỉ thích hợp cho các máy đời củ.
Mùa hè năm 2001, đến lượt Pentax đuổi kịp với máy Pentax MZ-S và flash AF 360FGZ . Khã năng có thể đạt được tốc độ ăn đèn là 1/6000 s.
Riêng Nikon, từ năm 1994 , cùng với sự ra đời của máy F-90X , Nikon cũng tung ra thị trường flash SB-25 có khã năng chụp được HSS Nhưng cũng giống như Olympus , flash này chỉ chụp được HSS bằng . . . Manual !!! Mà thực tế gần như không thể áp dụng được . Mãi đến năm 2004, cùng lúc với máy DRSL 70D, Nikon tung ra thị trường 2 flash SB-600 và SB-800 có khã năng chụp HSS hoàn toàn tự động như các hãng khác. Nhưng chỉ xài được cho máy D2H, Nikon F6, D2X. Còn đối với Nikon 70D, hai flash này chỉ "đẫy" được tốc độ ăn đèn lên tối đa 1/500 s mà thôi.
Về kỹ thuật này thì Nikon khá chậm chạp hơn các hãng khác . Nhưng Nikon vẫn có một hệ thống flash xuất sắc, nhờ vào một kỹ thuật đo sáng cực kỳ chính xác không có chổ nào chê.

Flash trong máy ảnh

Đèn tốc độ - Speedlight (Speedlite) là đèn chớp đồng bộ điện tử dùng cho các loại máy ảnh điện tử có khả năng lấy nét tự động. Ngoài các chức năng chung của đèn flash, đèn tốc độ còn có thêm bộ vi xử lý nhỏ (microcomputer) để tạo thêm nhiều chức năng khác có thể dùng chung với các ảnh DSLR hiện đại.


GN – Guide Number - Chỉ số công suất
Năng lực của đèn được đánh giá qua chỉ số hướng dẫn GN, cho biết cự ly ăn đèn ứng với giá trị khẩu độ và ISO cho trước.
Chỉ số GN cơ sở được ghi trên catalogue của đèn cho biết cụ ly phủ sáng (flash range) xa nhất của flash là bao nhiêu mét (hoặc feet) ứng với độ nhạy sáng ISO tối ưu (thường là ISO=100), với góc mở tiêu cự 35mm trên máy film (hoặc máy ảnh FX), trong môi trường truyền dẫn ánh sáng tốt nhất (trên catalogue của flash sẽ ghi cụ thể các thông số) . Với GN cơ sở ghi trên catalogue, nếu D là cự ly phủ sáng ta có:

D = GN/F-Number


Nếu nhìn công thức trên ta sẽ thấy nếu khẩu độ càng mở thì đoạn đi của flash tương ứng GN càng dài.
Lưu ý: Mỗi một lần tăng F-Stop hoặc ISO lên 1 nấc thì GN sẽ tăng lên 1.41 lần. Ví dụ đèn Canon Flash 550EX có GN = 55, nếu tăng từ ISO=100 lên ISO=200, ta sẽ có GN= 55 x 1.41 = 78. Cự ly phủ sáng là chiều dài của đường đi tia sáng flash không phải là khoảng cách từ máy đến chủ thể. Nếu đánh đèn phản xạ trần, đường đi của tia sáng phải tính là đoạn đường từ flash đến trần và từ trần đến chủ thể (phải trừ hao thêm khả năng phản sáng của trần nữa).

E-TTL (I –TTL) hay là Pre-flash của sony - Cân bằng phủ sáng tự động

E-TTL - Evaluative Through The lens (hay I-TTL - Intelligent Through The Lens): ước lượng ánh sáng đèn qua ống kính. Hệ thống này không dùng bộ phận cảm biến flash sensor trên đèn để đo sáng mà nó dùng một nguồn sáng thứ cấp có công suất thấp và xung ngắn gọi là Pre-flash phát ra trước nguồn sáng chính, quang kế trên máy ảnh sẽ phân tích và tổng hợp giữa ánh sáng môi trường và ánh sáng do nguồn sáng thứ cấp này phát ra để quyết định công suất cho đèn. Nói đơn giản hơn, đèn sẽ phát ra nguồn sáng “nháp” và máy ảnh dùng nguồn sáng này làm cơ sở quyết định công suất cho nguồn sáng chính. Quá trình đo sáng trong chế độ này tương tự chế độ đo sáng ma trận trên máy ảnh, nguồn sáng Pre-flash sẽ đánh sáng mọi vật thể trong khung ảnh, máy ghi nhận, phân tích và đưa ra kết quả về công suất để cân bằng phủ sáng cho đèn

[IMG]
Với E-TTL (I-TTL), flash phát sáng "nháp" trước để ước lượng công suất, sau đó đèn chính thức "nổ" để cung cấp nguồn sáng chính xác.

Synchronized Flash Speed - Tốc độ ăn đèn
Tốc độ ăn đèn là thời gian khi chủ thể nhận được ánh sáng từ đèn, khi film (hoặc cảm biến) đã lộ sáng hoàn toàn cho đến lúc đèn ngừng phát sáng. Khi thiết kế đèn flash, các kỹ sư đã tính toán “thời điểm” đèn phát sáng tương thích với “thời điểm” màn trập đóng mở.

Maximun Flash Sync Shutter Speed
Tốc độ đóng màn trập tối đa đồng bộ với flash là tốc màn trập ở mức tốc độ cao nhất có thể để đồng bộ hoá với flash. Đối với các DSLR hiện đại thường là 1/180s hoặc 1/250s.

Normal Sync – Đồng bộ đèn bình thường.
Normal Sync là tốc độ ăn đèn bình thường, nó bao gồm từ tốc độ ăn đèn tối đa về tới tốc độ chậm nhất của máy ảnh, và B (là rất nhiều tốc độ).
Trong các D-SLR luôn tồn tại 2 màn trập đóng và mở với thời gian chính xác. Khi nhấn nút chụp, màn trập thứ nhất sẽ mở để lộ cảm biến (hoặc phim) và sau đó màn trập thứ hai sẽ đóng lại kết thúc quá trình phơi sáng. Khoảng giữa thời gian "đóng và mở" gọi là thời gian phơi sáng có thể kéo dài tới 30s (có thể lâu hơn) hoặc nhanh tới 1/8000s hoặc 1/10.000s tuỳ theo DSLR. Có tên gọi khác cho màn trập thứ nhất và thứ hai (first curtain/second curtain) là màn trập trước và màn trập sau (front/rear curtain)
Khi đang ở chế độ Normal Sync. Với tốc độ chụp chuẩn, "màn trập thứ nhất mở, đèn flash nháy, màn trập đóng lại". Khi vượt quá tốc độ ăn đèn tối đa, màn trập thứ nhất chưa mở ra toàn phần, thì màn trập thứ hai đã bắt đầu di chuyển, và khi màn trập thứ nhất vừa đến điểm cuối, thì flash nháy để ghi nhận nguồn sáng và màn trập thứ hai đóng lại, tạo thành “một khe lộ sáng” khoảng phơi sáng ở giữa hai màn trập. Đèn flash phát sáng trong quá trình đóng màn trập nhanh này không đủ thời gian để phơi sáng toàn bộ khung ảnh mà chỉ kịp đủ để rọi sáng một phần khung ảnh.

[IMG]
Tốc độ màn trập đóng nhanh, flash nháy nhanh khi hai màn trập đang di chuyển, flash không đủ thời gian rọi sáng toàn bộ khung ảnh

[IMG]
Tốc độ ăn đèn tối đa của máy này là 1/180s, khi vượt lên đến 1/200s,
thì bắt đầu hơi bị tối một chút bên góc phải khung hình, và hiện tượng bị che sẽ càng nhiều hơn, khi tốc độ càng tăng cao hơn.
Ảnh minh hoạ: neilvn

Auto FP High-Speed Sync - Đồng bộ đèn tốc độ cao tự động
Chế độ này cho phép tốc độ màn trập đóng nhanh hơn "Tốc độ đồng bộ đèn tối đa - Maximun Flash Sync Shutter Speed". Với chế độ Auto FP High-Speed Sync cho phép đèn đánh đồng bộ với máy ảnh lên đến 1/4000s phù hợp cho những cảnh chụp cần tốc độ màn trập đóng nhanh như chụp ảnh trong môi trường ánh sáng chói chang cần tăng tối đa tốc độ màn trập, hoặc như các cảnh chụp cần bắt đứng hình ảnh di chuyển. Trong chế độ Auto FP High-Speed Sync, đèn flash sẽ nháy liên tục trong quá trình phơi sáng với chu kỳ 50.000Hz, như vậy ảnh sẽ được flash rọi sáng toàn phần.

[IMG]
Trong chế độ Auto FP High-Speed Sync, đèn flash sẽ nháy liên tục

Lưu ý thêm: khi tốc độ ăn đèn càng cao thì hiệu suất GN càng giảm. Ví dụ đối với đèn Canon 380EX, ở tốc độ màn trập là 1/500s thì GN tương ứng là 10.8 nếu như ở tốc độ màn trập là 1/4000s thì GN tương ứng là 3.8

[IMG]


Slow Sync - Đồng bộ đèn tốc độ chậm.
Là việc đánh đèn trong lúc chụp với tốc độ chậm. Hiệu quả của ảnh nhận được sẽ là kết quả của chế độ hoà trộn giữa hiệu ứng tốc độ chậm để tăng sáng trong vùng tối và hiệu quả đánh flash làm rõ nét chủ thể trong vùng phủ sáng.

[IMG]
Nhấn nút chụp, flash đánh sáng làm rõ chủ đề đồng thời ảnh vùng background được ghi nhận
nhưng chưa đủ thời lượng phơi sáng nên vùng background thiếu sáng


[IMG]
Đèn tắt sáng nhưng sensor vẫn lộ sáng, tiếp tục ghi nhận ánh sáng ambient trong vùng background

Có 2 chế độ trong slow sync là flash nháy ngay khi màn trập vừa mới mở (Front- Curtain Sync) và chế độ nháy flash tíc tắc ngay khi sắp kết thúc quá trình phơi sáng (Rear-Curtain Sync). Mặc định, nếu không gán chế độ Rear-Curtain Sync, được hiểu là Front-Curtain Sync (một số DSLR không ghi chế độ Front-Curtain, không nên hiểu lầm là máy không có chế độ này). Với chế độ Front-Curtain Sync, khi chụp một chủ thể đang chuyển động, đèn flash sẽ đánh sáng buộc chủ thể phải “tạm”đứng im cho đến khi đèn flash kết thúc quá trình đánh sáng, và quá trình phơi sáng vẫn tiếp tục ghi nhận những chuyển động của chủ thể. Kết quả ta sẽ có chủ thể đứng yên và những vệt nhoè do chuyển động tiếp nối phía sau. Và ngược lại với Rear-Curtain Sync

[IMG]
Front-Curtain Sync, chủ thể đứng “tạm” đứng yên lúc bắt đầu lộ sáng (trái) và Rear-Curtain Sync, chủ thể đứng yên khi gần kết thúc lộ sáng (phải).

FV lock – Khoá thông số đèn
Cũng có tên gọi khác là FE Lock (Flash Exposure Lock). FV Lock (Flash Value lock) là chế độ khoá thông số đèn để bố cục lại ảnh mà không làm thay đổi các thông số trên đèn.

Flash Exposure Compensation (FEC) - Bù trừ sáng trên flash
Tăng giảm công suất trên đèn không làm thay đổi giá trị EV trên máy ảnh. FEC cho hiệu quả khác với hiệu quả bù trừ sáng trên máy là nó không thể làm thay đổi giá trị EV của background ngoài vùng phủ sáng được. Do đó rất hiệu quả nếu chỉ muốn thay đổi EV của chủ đề mà background vẫn giữ nguyên giá trị EV. Hai biến số liên quan đến giá trị EV của đèn là là cự ly phủ sáng (GN) và tốc độ ăn đèn (Sync Speed).

[IMG]
Thay đổi EV cho chủ thể, nhưng giá trị EV của background (ngoài vùng phủ sáng) vẫn giữ nguyên

Với việc thay đổi bù trừ sáng trên flash, ta có thể ứng dụng vào việc chụp bủa vây flash - Flash Exposure Bracketing (FEB) bằng cách gán cho máy ảnh chụp bủa vây liên tục với 3, 5 hoặc 9 tấm ảnh với các trị số phát sáng (FEC) khác nhau.

Repeating Flash –RPT: Chế độ chớp sáng đèn liên tục
Stroboscopic flash hay RPT - Repeating flash là hiệu ứng chớp một chuỗi đèn liên tục cách khoảng đều nhau trong một lần phơi sáng duy nhất.

[IMG]

Red-Eye Reduction – Giảm mắt đỏ
Đèn Speedlight sẽ chiếu liên tục một loạt ánh sáng trắng (tạch tạch_ – trước khi đèn nổ chính thức, nhằm xoá trắng và làm đồng tử của mắt người (hoặc thú vật) khép lại, giảm thiểu hiện tượng mắt đỏ.

Speedlight auto zoom capability – Góc chiếu sáng thay đổi tự động
Không nên hiểu nhầm “zoom capability” là cự ly phát sáng của đèn mà nên hiểu là góc chiếu sáng (angle of coverage) của đèn ứng với một tiêu cự nào đó (dù thực tế là khi thay đổi góc phát sáng, thì GN cũng thay đổi theo).

[IMG]
Góc chiếu sáng hẹp và góc chiếu sáng rộng

Những đèn chớp điện tử "cổ điển" dùng cho máy film 135 thường chỉ có một góc chiếu sáng, khoảng 60 độ chiều dọc và 45 độ chiều ngang, ứng với ống kính tiêu cự 35mm. Nếu ống kính có tiêu cự dài hơn như 50mm thì không có vấn đề gì, nhưng nếu sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn hơn như 24mm, 17mm..., thì vấn đề phát sinh là ảnh sẽ bị tối 4 góc do nằm ngoài vùng phủ sáng của đèn.
Các đèn Speedlight được cải tiến phù hợp với các DSLR có chức năng thay đổi góc chiếu sáng phù hợp với khá nhiều các tiêu cự của ống kính, kể cả fisheye. Nó có thể tự động điều chỉnh góc chiếu sáng của đèn phù hợp với tiêu cự hiện hành hoặc cũng có thể tuỳ biến để chọn góc phủ phù hợp với ý đồ sáng tác.
(sưu tầm)

admin

  • Administrator

  • Có mổi body sony toàn len for
Làm thành viên từ:
27/3/11
Số bài viết:
1,604
Đã được thích:
341
Điểm thành tích:
83
Nơi ở:
342 Huỳnh Tấn Phát
Năm 1985, Minolta cho ra đời cái máy ảnh Dinax 7000 (maxum 7000). Đây là chiếc máy Autofocus đầu tiên, mở màn cho một thời kỳ "chạy đua vũ trang" của các hãng máy mà kỹ thuật hàng đầu luôn luôn là Minolta, Canon và Nikon. Thập niên kế tiếp (từ 1991-2000) có nhiều phát minh trong nhiếp ãnh.
Trong những khám phá quan trọng thời kỳ này, có lẽ phát minh về flash có tốc độ ăn đèn cao HSS ( High Speed Synchronisation) là một trong những phát minh đóng vài trò hàng đầu.

Năm 1993 , Minolta tung ra thị trường chiếc máy ãnh Dynax 700 si và 1 flash 5400HS (HS : High Speed). Sử dụng với flash này, máy Dynax 700 si có khã năng chụp được tốc độ ăn đèn là . . . 1/8000 s!


[IMG]

Minolta Dynax 700si và flash 5400 HS



Phát minh ngoạn mục này gây chấn động giang hồ [IMG] . Kể từ nay các photographer không còn phải đau đầu khi chụp fill-in ngoài trời nữa . Vậy thì làm thế nào các kỹ sư của Minolta có khã năng đưa tốc độ ăn đèn của flash lên cao như vậy ?
Với kiểu màn chập cổ điển: ri đô (rideau) kéo theo chiều ngang , hoặc chiều thẵng đứng. Nếu chụp ãnh với flash. Ngay khi ta "bóp cò", ri đô sẽ mỡ ra đến lúc cực đại , rồi khép lại. Cùng lúc đó flash cũng sẽ phát sáng, càng lúc càng mạnh. Cường độ phát sáng của flash sẽ mạnh tối đa khi màn chập mỡ rộng nhất. Sau đó thì yếu dần và tắt hẵn. Nói thì lôi thôi, lâu lắc , nhưng thực tế diễn ra rất nhanh. [IMG] Nếu vẽ theo đồ thị thì sẽ có hình Parabole , mà đỉnh cao là lúc ri đô mở rộng nhất và cường độ của flash lên cao nhất .
Kiểu màn chập này chỉ đưa tốc độ ăn đèn lên cao nhất là 1/250 s . Hoặc trường hợp đặc biệt là máy Minolta Dynax 9 (dòng máy Pro) có khã năng đưa tốc độ lên 1/300s

[IMG]

Flash có khã năng chụp HSS khi phát động (départ) phãi đạt ngay cường độ mạnh nhất (đĩnh của đồ thị parabole). Sau đó phải kéo dài cho đến khi ri đô đóng hẵn lai
Màn chập của máy có 2 phần : M1 , M2 . Ngay khi khởi động, M1 bắt đầu cuốn lên , thì M2 cũng chạy theo , chỉ chừa một khoãng nhỏ cho ánh sáng vào phim. Do có cường độ sáng mạnh và kéo dài, flash sẽ soi sáng toàn phần của bãn phim, cho đến khi M1 và M2 cuốn hết lên phía trên .
Phương pháp độc đáo này có thể giúp cho tốc độ ăn đèn của flash vượt qua ngưỡng cữa của 1/300 s. Thậm chí có thể chụp được tốc độ ăn đèn đến 1/12.0000 s nếu xữ dung flash này với máy Minolta Dynax 9 ! Tuy nhiên, khi tốc độ ăn đèn càng lên cao thì cường độ ánh sáng của flash sẽ yếu đi (Guide Number giãm rất nhiều). Vì thế flash phãi thật mạnh, GN ít nhất từ 36 trỡ lên mới chụp tạm thoãi mái !
Thật ra quan niệm về flash HHS đã do Olympus nghĩ ra trước đó ít lâu với sự ra đời cái flash HSS F280 (xài cho OM-707, OM-4Ti và OM-3). Tuy nhiên , chỉ chụp được HSS bằng . . . manual !!! Chúng ta cũng biết khi tốc độ ăn đèn lên càng cao thì GN càng giãm. Như vậy khi đo sáng để chụp , ta phãi biết ở tốc độ đó, GN của flash sẽ tụt xuống còn bao nhiêu (?) để tính khoãng cách tiếp cận với chủ thể !!! Nếu chẵng may gặp thời tiết lừng khừng, ánh sáng thay đổi liên tục thì cứ . . . chỗng mông mà tính từ sáng đến tối chưa chắc đã chụp được tấm ãnh nào ! xem như cứ loay hoay theo kiểu : " Vân Tiên cõng mẹ chạy ra, đụng phãi cột nhà cõng mẹ chạy dzô" !!!
Khuyết điễm thứ 2 là GN của flash này quá yếu (khoãng 28). Thí dụ chụp với 1 máy OM đời củ (có tốc độ ăn đèn 1/60s). Nếu muốn chụp với tốc độ ăn đèn 1/500s thì GN sẽ tụt xuống còn khoãng . . . 10 !!!


[IMG]


Flash Olympus F280



Vì thế flash này trong thực tế gần như không thể xữ dụng được . Olympus đành từ bõ ý tưỡng chế tạo flash HSS. Và chính các kỹ sư của Minolta đã làm được điều "không tưỡng", thành công trong việc chế tạo một máy ãnh tối tân và một flash HSS hoàn toàn tự động (automatic). Trong năm đó , hai sãn phẫm này đã đạt được hầu hết những giãi thưỡng quan trọng nhất của TIPA,EISA, giãi ở Nhật, ở Hoa Kỳ. . . Sau đó đến lượt Metz và Sigma nối đuôi Minolta.
Đến năm 1995, Canon cho ra đới máy Canon EOS 50 và flash 380 EX Cũng đạt được tốc độ ăn đèn cao HSS. (automatic). Và serie flash EX ra đời thay thế cho loại EZ chỉ thích hợp cho các máy đời củ.
Mùa hè năm 2001, đến lượt Pentax đuổi kịp với máy Pentax MZ-S và flash AF 360FGZ . Khã năng có thể đạt được tốc độ ăn đèn là 1/6000 s.
Riêng Nikon, từ năm 1994 , cùng với sự ra đời của máy F-90X , Nikon cũng tung ra thị trường flash SB-25 có khã năng chụp được HSS Nhưng cũng giống như Olympus , flash này chỉ chụp được HSS bằng . . . Manual !!! Mà thực tế gần như không thể áp dụng được . Mãi đến năm 2004, cùng lúc với máy DRSL 70D, Nikon tung ra thị trường 2 flash SB-600 và SB-800 có khã năng chụp HSS hoàn toàn tự động như các hãng khác. Nhưng chỉ xài được cho máy D2H, Nikon F6, D2X. Còn đối với Nikon 70D, hai flash này chỉ "đẫy" được tốc độ ăn đèn lên tối đa 1/500 s mà thôi.
Về kỹ thuật này thì Nikon khá chậm chạp hơn các hãng khác . Nhưng Nikon vẫn có một hệ thống flash xuất sắc, nhờ vào một kỹ thuật đo sáng cực kỳ chính xác không có chổ nào chê.

21 tư thế tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em

21 tư thế tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em


Chụp trẻ em không phải dễ bởi trẻ em thường nghịch ngợm và hiếu động, đôi khi còn không chịu chụp ảnh, nhưng nếu chụp được thì ảnh rất dễ đẹp vì những nét đáng yêu, ngây thơ của trẻ em luôn mang lại cảm xúc tốt cho bức ảnh của bạn. Vậy làm thế nào để có những bức ảnh chụp trẻ em đẹp?


Giới thiệu với bạn 21 tư thế tạo dáng (pose) mà bạn có thể chủ động sắp xếp để có những bức ảnh trẻ em đẹp, do tác giả Kaspars Grinvalds cung cấp trên trang http://www.posingapp.com (đây cũng là một ứng dụng di động đang được bán trên Apple Store) và được giới thiệu bởi
Lưu ý, chụp ảnh trẻ em đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và phải luôn thích ứng với các hành vi tự nhiên của chúng. Bạn khó mà có thể bắt chúng phải nghe theo bạn để đứng trong khuôn hình như ý bạn muốn, cho nên một số tư thế pose ảnh ở đây có thể không thực hiện được. Tuy nhiên bạn vẫn nên sử dụng các tư thế này để tham khảo cho những ý tưởng khi giơ máy lên chụp ảnh.

1. Khi chụp ảnh trẻ em, hãy nhớ chụp ngang tầm mắt của chúng và cố gắng để chúng được tự nhiên, bắt lấy những khoảnh khắc cảm xúc và hành vi tự nhiên của chúng. Đây là một trong những tư thế dễ chụp nhất của ảnh trẻ em:


bí quyết chụp ảnh trẻ em


2. Một tư thế dễ thương của trẻ em: hãy để đối tượng của bạn nằm trên đất (trên một bãi cỏ hoặc bãi biển chẳng hạn), và chụp từ một góc rất thấp.


tư thế chụp ảnh trẻ em


3. Một biến thể khác nếu đối tượng chụp của bạn nằm trên mặt đất:


tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em


4. Một kiểu tạo dáng dễ thương khác để chụp ảnh em bé. Đặt em bé lên một chiếc giường và trùm lên một tấm chăn để bé hé đầu ra (bạn có thể giả vờ chơi trò trốn tìm với bé, và tìm cách chộp khoảnh khắc bé hé đầu ra). Để có kết quả tốt nhất, hãy đảm bảo màu sắc của chăn cũng như ga trải giường phối màu tốt với nhau. Dùng toàn màu trắng cũng rất đẹp.


bí quyết chụp ảnh trẻ em


5. Để trẻ em thoải mái hơn, hãy thử để cho bé được ôm hoặc chơi với chú gấu nhồi bông yêu thích của bé, hoặc bất kỳ đồ chơi nào khác mà bé chọn.


bí quyết chụp ảnh trẻ em


6. Hãy thử chụp ảnh trẻ em trong môi trường hàng ngày của chúng, ví dụ như đang chơi trò chơi ưa thích, đang làm bài tập ở nhà, đang chơi đàn, chơi cờ… hoặc như trong ví dụ này, bé đang vẽ tranh với màu nước. Giữ cho chúng bận rộn trong một khung cảnh quen thuộc là một cách tốt để có được sự hợp tác và bạn sẽ chụp được bức ảnh mà bạn muốn.


bí quyết chụp ảnh trẻ em


7. Một ý tưởng hay khác là hãy khiến đứa trẻ bận rộn với một việc gì đó và bé sẽ thậm chí không nhận ra bạn định chụp ảnh bé. Bé đang chăm chú đọc một cuốn sách yêu thích chỉ là một trong những ví dụ để bạn "tạo dáng" cho ảnh mà bé không biết.


bí quyết chụp ảnh trẻ em


8. Hãy chú ý và không bỏ lỡ khoảnh khắc bé đang cười lớn hoặc hét to. Những tình huống như vậy luôn luôn tạo ra những bức ảnh thể hiện được tình cảm và cảm xúc của nhân vật và do đó rất đáng xem. Nhưng, đừng cố tạo ra những nụ cười không tự nhiên, tránh tạo những cảm xúc giả với bất kỳ giá nào.


bí quyết chụp ảnh trẻ em


9. Sử dụng một số các loại thức ăn ngon làm đạo cụ. Bạn có thể chụp được những khoảnh khắc thú vị khi chụp ảnh trẻ em đang ăn một số bánh kẹo, kem, trái cây...


bí quyết chụp ảnh trẻ em


10. Bong bóng xà phòng chỉ đơn giản là một phụ kiện phải có đối với nhiếp ảnh trẻ em. Trước hết, trẻ em đều rất yêu thích và thực sự hạnh phúc khi thổi bong bóng. Thứ hai, bạn có thể làm việc một cách sáng tạo và tìm ra các thiết lập ánh sáng chính xác để có được những bong bóng sáng lung linh như một điểm nhấn trong các bức ảnh của bạn.


bí quyết chụp ảnh trẻ em


11. Khi chụp ảnh ngoài trời, bạn có thể tổ chức một trò chơi trốn tìm để con bạn chơi, chẳng hạn để bé trốn đằng sau một gốc cây lớn và bảo bé nhìn trộm ra (có thể phối hợp với người lớn khác). Thời điểm bé ló đầu ra sẽ rất thú vị để chộp một bức ảnh.


bí quyết chụp ảnh trẻ em


12. Trò chơi với cát cũng là một bối cảnh hay để chụp ảnh trẻ em. Các bé có thể chơi mê mải trong khi bạn chỉ cần quan sát và chụp ảnh mà không làm ảnh hưởng đến bé.


bí quyết chụp ảnh trẻ em


13. Hãy thử một số bức ảnh hành động. Cho bé một quả bóng để chơi. Sau đó, thử chụp bé từ một góc thấp dưới đất, trong đó quả bóng là yếu tố chính nằm ở tiền cảnh của bức ảnh.


bí quyết chụp ảnh trẻ em


14. Khi chụp ảnh trẻ em và gia đình, đừng quên những con thú nuôi trong nhà. Hãy đưa chúng vào bức ảnh của bạn và bạn sẽ thấy niềm vui và những cảm xúc được tạo ra trong đó.


bí quyết chụp ảnh trẻ em


15. Sân chơi của trẻ em một nơi rất tốt cho một số bức ảnh ngoài trời. Bạn có thể tìm thấy những khoảnh khắc tuyệt vời cho những bức ảnh chụp hành động.


bí quyết chụp ảnh trẻ em


16. Nếu một cậu bé hoặc một cô bé thành thạo một số môn thể thao (bóng rổ, bóng đá, quần vợt...), bạn có thể có một chân dung đặc biệt của bé với các đạo cụ tương ứng.


tư thế tạo dáng để chụp ảnh trẻ em


17. Chụp ảnh người mẹ với em bé cũng rất dễ thương. Người mẹ nằm trên mặt đất với một đứa trẻ trên ngực. Ngoài ra, nếu đứa trẻ vẫn là một trẻ mới biết đi, người mẹ có thể giữ bé bằng cả hai tay trên ngực mình. Bạn cũng có thể thay thế người mẹ bằng người bố, hoặc thậm chí cả bố mẹ và các bé đang âu yếm hoặc trêu đùa nhau.


cách tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em


18. Một kiểu ảnh rất đơn giản và tự nhiên khác: người mẹ (hoặc ai đó) bế bé nâng lên một bên và nhìn bé, nựng bé. Hãy thử các vị trí đầu khác nhau.





19. Một bức ảnh ngập tràn cảm xúc: chỉ cần đề nghị bé ôm lấy mẹ. Hãy tìm cách nắm bắt được cảm xúc tự nhiên của hai mẹ con cho một bức ảnh vô giá.


cách tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em


20. Một bức ảnh hấp dẫn, vui vẻ và dễ chụp, nhưng cũng không kém phần độc đáo: hãy đề nghị người mẹ nằm trên sàn, sau đó đứa trẻ ngồi trên và bám vào lưng mẹ.


cách tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em


21. Kiểu tạo dáng này cũng rất đẹp cho một bức chân dung gia đình. Có thể được bố trí trong nhà trên một chiếc giường, hoặc ngoài trời trên nền đất. Có thể kết hợp số lượng khác nhau với các đối tượng chụp, người lớn hoặc trẻ em.


cách tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em


Và một lưu ý cuối cùng, điều đầu tiên và quan trọng nhất phải nhớ khi chụp ảnh trẻ em là các bé thường di chuyển rất nhanh, không chỉ là chuyển động vật lý trong không gian, mà còn là cử chỉ của đầu, hướng mắt và các biểu cảm trên khuôn mặt – mọi thứ đều thay đổi liên tục và ngay lập tức! Điều đó có nghĩa là bạn phải chọn tốc độ màn trập đủ nhanh để tránh các vệt mờ trong ảnh. Hãy thiết lập một hoặc hai mức ISO trên mức "bình thường" để có tốc độ màn trập nhanh hơn. Và luôn luôn chụp ở chế độ chụp liên tục để có thể chụp một series ảnh trong một lần nhấn nút chụp để đảm bảo không bỏ lỡ những khoảnh khắc quý giá.