Friday, December 30, 2011

Bắt đầu chụp ảnh.

Vậy thì cầm như thế nào và bấm máy như thế nào mới đúng? Vì máy ảnh cho tới giờ có qúa nhiều loại với kích thước, hình dáng khác nhau, nên tôi sẽ trình bầy với loại máy đơn giản nhất là máy cơ. Hầu hết máy ảnh đều có 2 phần rõ nét là: phần thân hình chữ nhật và phần ống kính nối với phần giữa của thân máy. Như vậy khi cầm máy thì tay phải sẽ nắm vào thân máy, ngón trỏ để lên nút “chụp” để chụp ảnh, tay trái sẽ ngửa lên đỡ vào phần dưới ống kính, ngay chỗ tiếp nối giữa thân máy và ống kính. Tại sao lai đỡ chỗ đó, vì với những ống kính có tiêu cự (f) lớn thì ống rất dài và nặng nên ta đỡ tay ở đó thì máy sẽ vững hơn. Đối với những máy du lịch hay nhất là máy số loại không chuyên nghiệp sau này thì hầu như không phân biệt được giữa thân và ống kính vì kích thước của chúng nhỏ gọn. Với loại này tay phải vẫn làm như trên còn tay trái sẽ giữ phần bên trái, tuy nhiên nên chu ý tới đèn (flash) của máy vì đèn này thường được gắn phía bên trái nên khi cầm máy ta hay vô tình che bớt 1 phần đèn. Kết quả là khi chụp vẫn thấy đèn “nổ”, phát sáng nhưng hình chụp lại bị tối do thiếu sáng.
Cách “bấm” chụp:
Khi bấm chụp nên chụp bằng ngón trỏ và chỉ có ngón tay nhẹ nhàng nhấn chụp thôi, đừng cố lấy sức nhấn mạnh tay vào nút chụp vì làm như vậy dễ làm cho máy ảnh bị chúi xuống, gây ra dao động trong khi chụp. Trong chúng ta chắc không có ai là chưa đi tập quân sự, khi nhấn nút chụp cũng giống như ta bóp cò súng vậy, tốt nhất là nín thở và nhấn nhẹ xuống. các đời máy sau này nút chụp đều là điện tử nên nó rất nhẹ và nhậy không nặng nề như máy cơ.
Nếu làm tốt 2 yếu tố trên là ta đã có được 1 chút kiến thức về chụp ảnh rồi đấy. kinh nghiệm: nên sử dụng chân máy trong mọi trường hợp có thể, hoặc tỳ lưng hay tay vào 1 chỗ nào đó cho chắc hơn khi chụp.
MÁY ẢNH VÀ 1 SỐ KHÁI NIỆM SƠ ĐẲNG TRONG NHIẾP ẢNH.
Như trên giới thiệu máy ảnh gồm 2 phần căn bản là thân máy và ống kính.
THÂN MÁY (cấu tạo của máy nói trong bài này là máy ảnh cơ Nikon FM2)
Máy ảnh gồm 2 phần cơ bản là thân máy và ống kính, trong đó ống kính là phần căn bản quyết định đến chất lượng của bức ảnh sẽ chụp. Thân máy hiểu nôm na chỉ là chiếc hộp đen dùng chứa phim mà thôi. Do vậy khi mua máy đừng quá quan tâm đến thân máy mà coi nhẹ ống kính, ngược lại nên đầu tư vào những ống kính có chất lượng, còn thân máy chỉ cần loại tầm tầm có đủ chức năng để sử dụng là được.
*Thân máy: Một thân máy cho dù của bất kỳ hãng nào, nói chung gồm những bộ phận cơ bản sau: – Núm quay tua phim về, – Vòng tốc độ, – Cần lên phim, – Lẫy gạt chụp chồng hình (tuỳ từng máy có máy có, máy không) , – Vòng chỉnh độ nhạy bắt sáng của phim., – Đế cắm đèn chụp (đèn flash), – , Lẫy chụp tự động, – Nút nhả để tua phim về, – N út chụp, – Nắp lưng máy.
Khi mở nắp lưng máy ra ta sẽ thấy 1 màng chắn nằm ở khoảng giữa của thân. Màng chắn này chính là “cửa trập”. đây là bộ phận quan trọng nhất của thân máy, có liên quan mật thiết tới tốc độ chụp. Tốc độ càng cao màng trập chuyển động càng nhanh và ngược lại. Tuỳ từng loại máy mà chất liệu làm và kiểu hướng chuyển động cũng khác nhau, nhưng chúng có 1 điểm chung là rất mỏng vì vậy khi mở nắp để lắp hay lấy phim tránh không chạm, hay làm trầy xước nó . Đặc biệt khi chụp nửa chừng mà muốn tháo, cắt phim thì rất cẩn thận với mũi kéo vì lúc đó toàn bộ máy nằm trong “túi đen”, mắt không nhìn thấy mà chỉ thao tác bằng cảm giác thôi.
Ống kính: Đây là bộ phận quan trọng quyết định chất lượng của ảnh, nó là bộ phận quang học để thu hình ảnh từ hình thật bằng phương tiện “truyền” là ánh sáng để lưu lại trên phim chụp. Vì là bộ phận quang học n ên ống kính gồm nhiều thấu kính gép lại nên có thể nói chất lượng của thấu kính quyết định chất lượng ống k ính. Thấu kính có lượng quang sai ít sẽ càng cho ra hình ảnh sắc nét, trung thực hơn. dựa v ào điểm này nên các nhà sản xuất cho ra đời nhiều loại ống kính với các chất lượng khác nhau, chẳng hạn cùng ống kính do Nikkor sản xuất như zoom 28 – 70 G, nhưng nếu đổi thành 28-70 ED thì chất lượng và giá cả của 2 loại đó hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên tiền nào của đấy nếu có it tiền thì chỉ cần chạy loại G thôi cũng đã thấy đẹp rồi nên mọi người cũng không nên băn khoăn khi thấy mình ít ti n quá. Song nên nhớ bao giờ cũng ưu tiên đầu tư vào ống kính nhiều hơn là cho thân máy.
*Cấu tạo ống kính: ống kính bao giờ cũng có hai bộ phận cơ bản là thấu kính và cửa mở sáng. Với mỗi loại ống kính khác nhau thì số lượng, cấu tạo và hình dáng của các thấu kính này cũng khác nhau.
Cửa mở sáng: Thường được làm bằng các lá thép mỏng xếp vòng tròn có nguyên lý hoạt động xòe ra cụp vào như chiếc quạt giấy. Chúng được dùng để khống chế, điều chỉnh lượng ánh sáng mang thông tin của hình ảnh vào phim.
Trên ống kính trong bài viết này (máy Nilon FM2) với ống Normal thường có 3 vòng trị số, còn các ống khác chỉ có 2 vòng.: vòng điều chỉnh sáng, vòng tính độ nét sâu của ảnh, vòng lấy nét.
Vòng điều chỉnh ánh sáng (cửa sáng, điều sáng…) (1) có Các trị số thường thấy trên ống kính là: 1, 4; 2; 8; 4; 5, 6; 8; 11; 16; 22… (trị số 5,6 và 8 được gọi là độ mở trung bình). Trị số càng lớn tức là cửa sáng càng đóng nhỏ và ngược lại. Cửa sáng càng mở to độ nét sâu càng nông, ngược lại cửa sáng càng khép nhỏ (22, 31…) thì độ nét sâu càng lớn.
Vòng lấy nét (còn gọi là focus) (2) tuỳ từng loại ống kính mà các trị số ghi trên vạch này khác nhau tính bằng feet (f) hay met (m).
Vòng tĩnh (vòng c ô ố đ ịnh ) để tính độ nét sâu của ảnh (3) Trên vòng này người ta in hai dòng chữ số giống nhau tính từ tâm điểm của vòng này về bên trái và phải. VD: Trên ống Nikon normal: độ nét 5m và mở 5,6 thì độ nét sâu của ảnh là từ 3,8  6,2m
*Các loại ống kính
Ống Normal: là ống tiêu chuẩn, trong bài này có tiêu cự f= 50mm, góc chụp của nó là 460. Ống này có ưu điểm là không làm biến dạng vật chụp nên thường được dùng chụp lại tranh ảnh, bản đồ…
Ống góc rộng (Wide): là ống kính có tiêu cự nhỏ hơn 50mm, góc chụp lớn hơn 460, độ nét sâu lớn, hay được dùng trong chụp quảng cáo, phong cảnh.
Ống ống góc hẹp (Tele): là ống kính có tiêu cự lớn hơn 50mm, góc chụp nhỏ hơn 460. Do tiêu cự dài nên độ nét sâu kém, góc chụp hẹp thường dùng chụp các vật ở xa, chụp chân dung, tĩnh vật (để xoá mờ phông phía sau làm nổi chủ đề).
Ống Zoom: là ống kính thay đổi được nhiều tiêu cự khác nhau, vì tiêu cực của ống có thể thay đổi nên ống này có tính đa năng dùng cho nhiều chủ đề khác nhau.
Ống Micro hay Macro: là ống kính để chụp các vật có kích thước nhỏ, thường được các nhà sản xuất ghép luôn lên các ống zoom.
Với tiêu chí là ” trở lại ABC về nhiếp ảnh”, bài viết này nhằm giúp cho những người chưa biết gì về nhiếp ảnh, loại đối tượng này có thể biết ít, nhiều và thậm chí không biết tí gì về ngoại ngữ, do vậy ngay từ đầu tôi đã khẳng định sẽ trình bầy một cách rất bình dân để mọi người cùng hiểu với kiến thức sẽ chung nhất, những cái cơ bản nhất chứ không đi sâu vào phân tích tỷ mỷ từng phần. Vì với những người mới học, trước hết họ cần nắm được những cái chung, khái quát của nhiếp ảnh, từ cái căn bản đó sẽ dễ dàng nhanh chóng tiếp cận tới các vấn đề khác sâu hơn, mang tính chuyên môn hơn. Ngôn từ dùng trong bài là ngôn từ thuần nhất tiếng Việt, nếu phải bắt buộc dùng từ nước ngoài để diễn đạt thì tôi đều có chú thích tiếng Việt đi kèm, đây có thể là tính lập dị của tôi bởi tôi không ưa dùng “nửa nạc, nửa mỡ”, điều này có thể sẽ làm mất đi tính trong sáng của tiếng Việt mà “đất mẹ” thì luôn ở trong tim mỗi chúng ta, chúng ta tự hào và luôn hướng về đất mẹ, bởi vậy hãy kiêu hãnh là người Việt nam và hãy giữ gìn bản sắc dân tộc.
Câu tôi dùng trong bài: “…. ống kính Macro hay Micro….” không có nghĩa 2 loại này là một bởi trong cả đoạn đó tôi chỉ đề cập tới cái chung của 2 loại ống kính nên cho dù “cái này hay cái kia” thì cũng đều mang tính chung đó. Ống kính Macro và Micro thật ra là 2 loại ống kính khác nhau. Nói ống Macro và micro là để chụp vật thể ở khoảng cách dưới 1 mét là không đúng, nếu đúng như vậy thì chả nhẽ tất cả các vật cách xa máy ảnh từ 1,01 mét đều không thể chụp được chăng. Bởi vậy, lần nữa nhắc lại vì để những người mới bỡ ngỡ vào “nghề” có thể đọc và hiểu được nên tôi không không đi sâu vào từng loại, tôi chỉ nêu những cái chung vì cả 2 loại ống kính này đều dùng để chụp những vật thể có kích thước nhỏ như trong lĩnh vực ảnh quảng cáo khi chụp nhẫn, hộp thuốc, đồ mỹ nghệ hay chụp lại con tem ….. Để đạt hiệu quả gần tương tự như vậy trong điều kiện không có 2 loại ống kính trên ta có thể dùng ngay ống có tiêu cự dài đang dùng, đảo ngược đầu của nó và chụp. Lưu ý phải đảm bảo “mấu nối” giữa ống kính và thân máy thật chắc chắn, nếu không ảnh có thể bị nhoè hoặc nguy hiểm hơn là hỏng ống kính. Trường hợp này cần dùng chân cho máy được kê chắc chắn.

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

*Độ nhạy của phim:
Là độ nhạy bắt sáng của phim thường được ký hiệu: ASA, ISO, DIN…, 100 Asa = 100 Iso = 20 Din. Phim có độ nhậy bắt sáng càng cao thì độ mịn càng kém, và ngược lại phim có độ nhạy thấp thì cho độ mịn cao. Độ nhạy trong khoảng t ừ 20 đ ến 60 ASA là phim có độ nhạy thấp. 100, 200 ASA là phim có độ nhạy trung bình, thông thường ta dùng phim này, vừa phù hợp với ánh sáng hay gặp lại vừa cho độ mịn tương đối ổn. Từ 400 ASA trở lên là phim có độ nhạy cao, thường dùng nơi có ánh sáng yếu, hoặc chụp thể thao vì trong hoàn cảnh này tốc độ di chuyển của đối tượng chụp rất nhanh phải chụp ở tốc độ cao thì mới “bắt chết” đối tượng chụp được.
*Nhiệt độ màu: đơn vị tính là Kelvins(K), đây là nhiệt độ của ánh sáng, nó phản ánh sắc độ của vật chụp, mỗi nguồn sáng khác nhau có 1 nhiệt độ màu khác nhau và do vậy khi chụp mầu sắc cho ra cũng khác nhau. Ánh sáng cho mầu sắc trung thực nhất đó là ánh sáng ban ngày, (daylight) hay còn gọi “ánh sáng trắng”, nó có nhiệt độ màu khoảng 54000k. Tuy nhiên trong một ngày tuỳ từng thời điểm khác nhau thì nhiệt độ màu của ánh sáng cũng khác nhau. Buổi sáng trước 9h, nhiệt độ màu là trên 60000k, Từ 9h ® 12h = 52000k ® 57000k, Buổi chiều từ 13h ® 16h = 45000k ® 4000k. Còn khi hoàng hôn 16h ® 18h thì nhiệt độ màu từ 40000k ®2.5000k. Nếu nhiệt độ màu từ 60000k trở lên (ánh sáng đèn tuýp) thường cho sắc xanh của Neon, từ 5.2000k ® 5.8000k (ánh sáng đèn điện tử (flash)) cho màu trung thực, còn từ 4.5000k trở xuống (ánh sáng đèn vàng (đèn tóc tròn)) thì cho sắc vàng đỏ.
Căn cứ vào nhiệt độ mầu thì hiện trên thị trường có 2 loại phim: Phim có ký hiệu Daylight (phim chụp cho ánh sáng ban ngày tự nhiên, ánh sáng trắng) và Phim dùng cho đèn Tunsram (đèn có sắc thái vàng đỏ, bóng điện vàng) nên khi mua phim thì cần lưu ý cho đúng loại nếu không khi chụp sẽ sai mầu. khắc phục tình trạng này người ta chế tạo ra các kính lọc để chuyển đổi nhiệt độ màu của các nguồn sáng. VD: từ nguồn sáng có nhiệt độ màu 6.3000k sang 5.4000k hay từ 4.3000k thành 5.4000k.
Ánh sáng ngược, ánh sáng thuận:
Ánh sáng ngược là ánh sáng mà nguồn sáng được chiếu từ phía sau lưng của đối tượng chụp như mặt trời chiếu sau lưng chiếu lên. Ánh sáng thuận (hay xuôi sáng) là ánh sáng phát ra từ phía người chụp
Tiêu cự:
là khả năng phóng đại của ống kính, tiêu cự càng ngắn góc chụp càng rộng và ngược lại tiêu cự càng dài góc chụp càng hẹp.
Độ nét sâu của ảnh:
là khoảng nét tính từ vật chụp ra phía trước và phía sau vật được chụp. Khoảng nét này phụ thuộc vào độ mở và tiêu cự. Cửa sáng càng mở rộng độ nét sâu càng hẹp, càng khép sâu độ nét sâu càng lớn. Tiêu cự càng dài cho độ nét sâu càng hẹp và ngược lại. VD: Chụp phong cảnh đòi hỏi nét sâu nên ta dùng ống kính có tiêu cự ngắn và đóng hết ống kính. Chụp chân dung, để nổi bật chủ đề (xoá phông, làm nhoè phía sau chủ đề chụp) nên dùng ống kính có tiêu cự dài và mở hết ống kính.
Tốc độ chụp:
Là khoảng thời gian từ khi ta bấm máy chụp để màn trập mở ra đến khi màn trập đóng vào. Màn trập (hay cửa trập) được hiểu như cánh cửa của thân máy ảnh. Khi ấn nút chụp thì màn trập mở ra để nhận “thông tin” (là nguồn sáng mang “tín hiệu” của đối tượng chụp) đi qua ống kính ghi lại trên film, và khi buông tay khỏi nút chụp thì màn trập đóng vào. Tốc độ từ 1/15 trở xuống được gọi là tốc độ chậm, dùng chụp cảnh đêm, ánh sáng yếu hay tạo dòng nước chảy thành các dải lụa mờ. Khi chụp nên dùng chân máy và dây bấm chụp. Ký hiệu B trên vòng tốc độ là tốc độ chụp chậm theo ý muốn, cửa trập được mở cho đến khi nào ta bỏ tay khỏi nút chụp thì lúc đó cửa trập đóng. Tốc độ này rất thuận tiện khi chụp là pháo hoa.Tốc độ từ: 1/30 -1/125 là trung bình, từ 1/500 trở lên là cao, tốc độ cao dùng để bắt chết hình ảnh trong thể thao hay vật di động…. Ngoài ra trên vòng tốc độ còn các ký hiệu khác như hình bóng điện hay tia chớp đó là tốc độ “ăn đèn” của máy, nghĩa là tốc độ kể từ nó trở xuống máy luôn luôn cho chụp với đèn điện tử flash.
Thời chụp:
là sự phối hợp giữa tốc độ chụp và cửa điều sáng, chẳng hạn thời chụp 125-5,6 nghĩa là bức ảnh đó được chụp ở tốc độ 1/125, cửa sáng mở 5,6.
Ba yếu tố: tốc độ, cửa sáng, độ nhạy của phim có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, cứ tăng một nấc của yếu tố này thì phải giảm một nấc của yếu tố kia. Trong rất nhiều trường hợp người ta vận dụng mối tương tác này để tính cho đúng sáng như khi chụp đêm, chụp chồng hình….
VD: Một bức ảnh có thời chụp: 1/125-5,6 với ISO 100 là đúng sáng, ta có thể đổi thành các thời chụp sau mà vẫn đảm bảo đúng sáng như ban đầu: 250 – 4 – ISO 100, 500 – 2,8 – ISO 100 hoặc 125 – 4 – ISO 80, 125 – 8 – ISO 200

No comments:

Post a Comment