Friday, December 30, 2011

Một số cách chụp ảnh

1. Chụp ảnh ngoài trời với ánh sáng tự nhiên:
Ánh sang tự nhiên là nguồn sang lý tưởng để chụp hình, nhiệt độ mầu phù hợp vớI phim phổ thong ddang dung nên luôn cho mầu đúng sắc độ.
Tốc độ thường dùng:
    - 30, 60 (trong bóng râm của trời không nắng, hoặc chiều tối).
    - 125 (trong bóng râm của trời nắng) hoặc
    - 250 của trời nắng nhẹ.
Không nên chụp dưới trời nắng gắt, chụp như vậy ảnh thường không nổi hết các chi tiết của đối tượng chụp. Nguồn ánh sang này dễ sử dụng nhưng nếu không cẩn thận khi chụp sẽ có hiện tượng ảnh bị lu mờ (không trong), tựa như có lớp sương mỏng phủ lên ảnh, hiện tượng này ngườI ta gọI là bị “halo”. Để tránh hiện tượng này nên chụp xuôi sáng, và sử dụng loa chống loá sáng, chụp hơi chúc máy xuống so với nguồn phát sáng .
2. Chụp ảnh ngoài trời phối hợp đèn flash:
Đôi khi ta chụp người đứng ngược vơí nguồn sang, Ví dụ chụp hình ngườI đứng ở giũa của, lựng quay ra ngoài sân, nếu không dùng đèn điện tử (flash) thì lúc đó hoặc là cảnh ngoài sân đúng sáng, mặt ngườI đen, hoặc là mặt ngườI đúng sáng còn cảnh ngoài sân lạI loá trắng do thừa sáng. Vậy để có búc ảnh mà cả 2 đốI tượng đó đều đúng sáng thì ta cần phốI hợp cùng lúc vớI đèn flash. Đầu tiên kiểm tra trên bảng hướng dẫn ở thân đèn xem vớI khoảng cách từ máy tớI ngườI được chụp thì cần mở ống kính là bao nhiêu, đặt cửa sáng ở dộ mở đó. Tiếp theo giữ nguyên cửa sáng, dùng đồng hồ đo sáng có trong máy rồI phốI hợp vớI tốc độ chụp để tìm ra vị trí đúng sáng cho đồng hồ đo đó (lưu ý, tốc độ máy phảI luôn nhỏ hơn tốc độ ăn đèn ghi trên máy), như vậy lúc này ta đã cân bằng được lượng sang giũa ánh sáng đèn điện tử và ánh sang trời. Ta cũng có thể phốI hợp tình huống này khi chụp ngườI ở trong phòng tốI để có thể kết hợp được cả những nguồn sang khác phát ra từ các bong đèn trong phòng. VớI những máy tự động (trừ máy du lịch) thì chỉ việc đặt cả máy và đèn chụp ở chế độ TTL là được.
3. Kỹ thuật chụp lia máy (Panning)

Chủ đề trong bức ảnh của cách chụp này bao giờ cũng nổi bật ra khỏi phông nền vì nền phông phía sau luôn mờ nhoè, do vậy nội dung bức ảnh tập trung và cô đọng hơn. Mặt khác nền phông phía sau nhoè theo vệt nên nó tạo cho ta cảm giác là vật được chụp đang di chuyển với tốc độ cao. Đối tượng được chụp thường đang ở trong trạng thái chuyển động như người đi bộ, chạy, xe đạp, xe máy… đang đi…Thường có 2 trường hợp xảy ra trong cách chụp này.
a. Người chụp đứng yên tại chỗ còn đối tượng được chụp đang di chuyển.
Trường hợp này tốc độ chụp nên chọn là:
     -  8 dùng cho người đi bộ (chụp những bà gánh hàng rong đang hốI hả vì sợ muộn buổI chợ sớm…),
     - 16 cho người chạy và xe đạp đang đi,
     - 30 cho xe máy đang chuyển động.
b. Cả người chụp và đối tượng được chụp đều di chuyển
như cùng ngồi trên 2 xe máy di chuyển cùng chiều. trong hoàn cảnh này cố gắng giữ đồng tốc giữa 2 xe, tốc độ chụp từ 30 đến 120.
Trong cả 2 trường hợp trên tốc độ chụp có thể dùng cao hơn nữa vẫn chụp được nhưng hiệu quả không cao, phông mờ nhoè ít. VớI lốI chụp này nên chọn tốc độ càng chậm càng tốt, ảnh càng đẹp hơn. Tốc độ chậm có khả năng gây mất nét nên để giảm bớt tình trạng này khi chụp nên chọn tiêu cự ngắn nghĩa là dùng ống kính góc rộng. Khi dùng tiêu cự này thì độ nét sâu của ảnh lớn, giảm bớt tình trạng mất nét khi chụp, đồng thờI cho phép ta dễ dàng nớI lỏng bố cục. Do phần vì đốI tượng chụp đang chuyển động dẫn đến khó bố cục chính xác, phần do đạI đa số máy ảnh đều có điểm ngắm nét nằm vào giữa khung hình nên chủ đề của bức ảnh chụp kiểu này thường nằm vào chính giữa, do vậy sau khi chụp xong thường phảI cắt cúp lạI ảnh, để cắt cúp được đẹp thì ngay khi chụp nên tạo sẵn khoảng trống trong bức ảnh đó, nghĩa là không nên bố cục chặt quá mà nớI lỏng ra 1 chút.
Nếu chụp vớI máy cơ thì nên xác định trước điểm chụp, ngắm vào đó lấy nét thờI chụp, bố cục rồI hướng máy về phía đốI tượng chụp đồng thờI rê máy theo đốI tượng đó cho tớI khi di chuyển đến điểm dịnh chụp (đã xác định trước) thì bấm chụp. ĐốI vớI các máy tự động lấy nét như Nikon f801, F90, F80….thì chuyển phần lấy nét về ký hiệu C (continue- luôn tự dộng lấy nét khi vật di chuyển). Lưu ý luôn luôn rê máy ngay cả khi đang bấm
4. Kỹ thuạt chụp đêm và chụp pháo hoa
a. Chụp đêm
Ánh sáng, mầu sắc của bóng đèn phản chiếu trên nền trời đêm thật lung linh huyền ảo, ai đã 1 lần cầm máy thì thể nào cũng có 1 lần thử chụp đêm. Thời điểm để chụp cảnh đêm đẹp nhất là lúc chạng vạng tối, khi ấy nền trời còn phảng phất 1 mầu xanh dịu, nhẹ khiến cho cây cối, hình khối nhà cửa vẫn in trên nền trời khiến cho bố cục thêm sinh động. Trong lúc đó thì ánh điện đường hay ánh đèn từ những ô cửa sổ cũng vừa được thắp lên tạo cho không gian bức ảnh 1 luồng sáng đều, không bị chỗ tối quá hay sáng quá, những vệt sáng vàng hay đỏ phát ra từ đèn ôtô, xe máy tạo nên những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, uốn lượn như muốn ôm lấy cả khung hình. Với thời khắc này thì hình ảnh thu vào khung hình thường rộng, dễ bố cục. nếu chụp lúc đêm xuống hoàn toàn thì nên bố cục “chặt” vì nếu lấy rộng ra sẽ có quá nhiều khỏang đen chiếm trong khung hình… Khi chụp đêm, ánh sáng phát ra từ những điểm sáng như đèn đường… thường có hình tia sao. Để những tia sao này càng dài thì ta cần phải khép chặt ống kính, thông thường tôi dùng f 8 hoặc 11. Càng khép chặt thì tốc độ càng chậm nên để tránh bị nhòe cần phải có chân máy và dây bấm mềm. (cách khác để có hình tia sao là lắp thêm kính lọc tia sao ở trước ống kính)
Việc chụp đêm với những máy tự động đo sáng thì rất đơn giản, chỉ việc kê chắc máy, lấy nét và bố cục rồi bấm là máy sẽ tự đo sáng cho chụp (những máy này tốc đọ chậm nhất trước B là 30s), riêng máy tự động loại du lịch thì không chụp đêm được vì lúc giơ máy lên đo sáng chụp máy sẽ tự động bật đèn điện tử (flash) và như vạy thì không thể chup được. Chụp bằng máy cơ thì hơi phức tạp hơn 1 chút, đòi hỏi người chụp phải biết chút ít về mối tương tác giữa 3 yếu tố: tốc độ chụp, cửa điều sáng và độ nhậy bắt sáng của phim (xem phần này ở bài “trở lại bài ABC về nhiếp ảnh”) . Khi chụp bằng máy cơ khi đưa máy lên đo sáng thì máy luôn báo “âm”, thiếu sáng không thể nào đo được cho đủ sáng. Lúc này thay vì để độ nhạy của phim ở giá trị phim đang sử dụng (ví dụ phim đang dùng là 100 ASA) thì ta thay đổi vòng điều chỉnh độ nhạy bắt sáng của phim theo chiều tăng cho tới khi nào đồng hồ đo sáng báo đủ sáng thì thôi, ví dụ lúc này là: độ nhạy bắt sáng = 800 Asa, tốc độ chụp 1/4, của mở sáng là 11. Theo như trên nói để có tia sáng hình sao ta giữ nguyên cử điều sáng ở f 11, như vậy chỉ còn 2 yếu tố thay đổi là Asa và tốc độ chụp mà 2 yếu tố này lại tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là cứ tăng 1 khoảng giá trị ở yếu tố này thì sẽ giảm đỉ 1 khoảng y như thế ở yếu tố kia. Do vậy để giảm từ 800 Asa xuống 100 Asa cho đúng với giá trị thực tế của phim đang chụp thì ta sẽ phải giảm xuống 3 nấc (800, 400, 200, 100), đồng thời tăng 3 nấc cho tốc độ chụp từ 1/4 lúc này sẽ là (1/4, 1/2, 1s, 2s). Nghĩa là ta sẽ chụp ở tốc độ 2s, cửa mở sáng 11, phim 100 Asa. Có những trường hợp tốc độ chụp rất chậm xuống đến 8 hay 10s, lúc này trên vòng tốc độ sẽ không có những giá trị đó, khi chụp trong hoàn cảnh này ta đặt máy ở chế độ B và dùng dây bấm mềm để chụp. Tốc độ B là tốc độ cho ta bấm và giữ của mở sáng lâu bao nhiêu tùy ý, khi nào muốn đóng cửa sáng lại thì thả tay giữ nút bấm ra là cửa sáng đóng, do quá trình giữu nút bấm lâu như vậy nên ta cần phải dùng đến dây bấm mềm để tránh làm rung động máy. Vì những giá trị như 8 hay 10s không có trên thang chia của máy nên khi dùng ở tốc độ này ta nên có đồng hồ đeo tay để đo hoặc có thể ước lượng bằng cách đếm tù 1 đến 10 theo nhịp chạy của đồng hồ, giả sử có đếm quá lên chút ít cũng không sao vì cảnh đêm ánh sáng thường yếu không ảnh hưởng nhiều lắm khi ta chụp quá sáng.
b. Chụp pháo hoa thực ra chính là 1 phần của chụp đêm, nên cũng luôn cần chân máy và dây bấm mềm. Chụp pháo hoa khác với chụp đêm 1 chút ở thời điểm bấm máy. Nên cố gắng chụp pháo hoa ở ngay những quả bắn đầu tiên vì lúc này do mới bắn lên nên nền trời không có nhiều khói khiến cho bức ảnh trong hơn, còn giả sau này thì trời sẽ vẩn đục, ngả màu xám do bị khói quẩn in vào, nhất là hôm đó lại không có gió thì khói sẽ che mất pháo hoa.
Nếu chỉ chụp pháo hoa không mà không có cảnh phía dưới (chụp sau này để ghép sau) thì máy cơ không phải tính toán lằng nhằng như trên mà cứ giơ lên để tốc độ chụp ở B là sẽ được pháo hoa.

Nếu chụp cả cảnh ở phía dưới thì máy cơ vẫn phải tính toán như trên để có được hình ảnh đúng sáng cho phần cảnh phía dưới. Tuy nhiên khi chụp lại không bấm chụp đủ ngay thời gian chụp như ở phần chụp đêm, mà chỉ chụp 1 nửa thời gian đó, phần nửa còn lại sẽ chờ khi pháo hoa bắn lên thì chụp nốt, như vậy ảnh mới không bị quá sáng.
Cả máy cơ và máy tự động đo sáng (trừ máy du lịch) khi chụp pháo hoa đều nên sử dụng tốc độ B, với tốc độ này cho phép ta lựa chọn quả nào thích thì lấy, quả nào không thích thì thôi. Thế nào là lựa chọn, ví dụ như khi bắn vào dịp năm mới 2003 thì thế nào trên nền trời cũng sẽ có chữ 2003, vậy ta phải làm sao chỉ có chữ 2003 lọt vào mà không bị các bông khác lấn át Đây chỉ là 1 mẹo nhỏ rút ra trong quá trình chụp xin phổ biến lại cho các bạn. Trước khi chụp ngoài dây bấm mềm nên chuản bị sẵn 1 miếng vải mềm, dầy mầu sẫm, tốt nhất mầu đen hay tiện hơn cả là 1 chiếc mũ nồi mầu tối, vừa tránh sương gió đêm 30, vừa dùng luôn để chụp. Máy kê chắc chắn trên chân chụp, lắp dây bấm mềm, tháo bỏ nắp ống kính hướng đến nơi cần chụp, lấy bố cục, đặt nét ở vạch vô cực, cửa sáng để 8 rồi chụp mũ nồi lên ống kính, lúc này mũ nồi có nhiệm vụ thay nắp ống kính, bấm dây bấm mềm để chụp rồi giữ ngay lấy nó, nghĩa là lúc này máy đang ở chế độ chụp, màng chụp vẫn đang mở nhưng do có mũ nồi che ở ngoài nên không có hình ảnh nào lọt được vào phim. Ngồi đợi khi nào pháo hoa bắn lên nếu thấy ưng quả nào thì nhấc mũ nồi ra, lúc đó mới có hình ảnh ghi lên phim, khi nào thấy đủ không chụp nữa thì bấm thả dây bấm mềm để kết thúc bức ảnh đó. Cứ kiên trì chọn lựa như vậy ta sẽ loại được những quả xấu ra khỏi khung hình, ảnh chụp ra sẽ đẹp hơn, không bị rối rắm do có nhiều pháo hoa chồng chéo lên nhau. Tại sao không dùng ngay nắp ống kính để đậy mà lại dùng vải mềm vì nếu dùng nắp ống kính thì mỗi khi đậy nắp ống kính sẽ rất có thể ta làm rung máy và như vậy ảnh hưởng tới các chi tiết khác làm nó nhoè trong trường hợp ta chụp cả pháo hoa và cảnh ở phía dưới.

No comments:

Post a Comment